您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
NEWS2025-02-12 15:19:39【Thể thao】6人已围观
简介 Hư Vân - 08/02/2025 11:20 Kèo vàng bóng đá thoi tietthoi tiet、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Besiktas, 23h00 ngày 8/2: Bất ngờ từ cửa dưới
- Các ‘biến số’ trên thị trường lao động cuối năm
- MC Thanh Mai chia sẻ bí quyết có vòng eo 58cm
- Sota Solutions ra mắt nền tảng quản trị doanh nghiệp tích hợp toàn diện
- Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Tottenham, 00h35 ngày 10/2: Khách dừng cuộc chơi
- Doanh nghiệp Việt trong 'vòng xoáy' đổi mới sáng tạo mở hay là 'chết'
- Giá dịch vụ đào tạo và bản chất công
- Nga sẽ cấm cửa Facebook nếu không tuân thủ các yêu cầu
- Siêu máy tính dự đoán Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2
- Hoàng Yến Chibi 'lột xác' tóc hồng cá tính, vòng eo con kiến gợi cảm
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2
- Việc mất mã OTP là do lỗi người dùng, tuy nhiên việc MoMo không có xác thực thanh toán dẫn đến nhiều nguy cơ về độ an toàn của tài khoản điện tử.Cả tin giao mã OTP, người dùng Momo bị "hack" ví tiền điện tử">
Vụ hack ví điện tử người dùng, MoMo không có xác thực hai bước
Ca sĩ Kim Kunni. Jimi và Kim Kunni thừa nhận các sản phẩm tiếng Anh hoặc màu nhạc Âu - Mỹ khó tiếp cận khán giả Việt Nam nên chấp nhận thách thức.
Tin rằng dòng chảy âm nhạc sẽ thay đổi theo quá trình hội nhập, cặp đôi trung thành với cá tính âm nhạc thay vì chạy theo thị hiếu đồng thời không mưu cầu những giá trị xa xôi. Jimi chỉ ra một ca sĩ Việt Nam như Sơn Tùng M-TP, Vũ Cát Tường dần có những sản phẩm tiếng Anh thành công trong và ngoài nước.
Kim Kunni định hướng xây dựng thông điệp thông qua từng khía cạnh của sản phẩm, từ âm nhạc đến trang phục, phong cách đều chứa hàm ý. Cô mong mang đến người nghe một lựa chọn bên cạnh những màu sắc hiện có.
Kim Kunni và Jimi là bạn thân, cặp đôi ăn ý trong âm nhạc. Kim Kunni sinh năm 1996, theo đuổi dòng nhạc R&B, Dream Pop và Soul/Jazz. Cô biết chơi nhiều nhạc cụ như: ukulele, guitar, keyboard. Cô có thế mạnh ngoại ngữ, tư duy âm nhạc hiện đại và màu giọng đặc biệt.
Dù hiện chưa được biết nhiều bằng các ca sĩ Gen Z khác, Kim Kunni vẫn tự hào các sản phẩm chỉn chu, tâm huyết, chưa từng xuề xòa với nghệ thuật.
Nửa còn lại của cặp bài trùng - nhà sản xuất Jimi tên thật là Trần Nguyễn Hoàng Gia. Sau 4 năm học sản xuất âm nhạc ở Mỹ, anh về nước tiếp tục theo học Nhạc viện TP.HCM.
Jimi thành lập nhóm sản xuất âm nhạc 7 thành viên, từng hợp tác, hỗ trợ sản phẩm của nhiều nghệ sĩ như: Bạch Tuyết, Orange, Lam Trường, Ngọc Mai, Cường Seven...
Trích đoạn MV 'Get me'
Tân binh gen Z gợi cảm ra nhạc chill cuối hèKim Kunni phát hành MV 'Ulala' thư giãn và giàu năng lượng giai đoạn cuối hè.">
Cặp bài trùng Gen Z làm MV quay về bản ngã
Ca sĩ Thanh Hà, Trịnh Nam Sơn, Minh Tuyết.
Sáu ca sĩ góp mặt trong chương trình đều là những nghệ sĩ hàng đầu gồm: Trịnh Nam Sơn, Thanh Hà, Bằng Kiều, Lệ Quyên, Mạnh Quỳnh và Minh Tuyết cùng những bản tình ca quen thuộc, lay động với phần hoà âm, phối khí của nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Nam, ca sĩ Bằng Kiều biên tập âm nhạc.
Ông Nguyễn Thùy Dương, đại diện nhà sản xuất cho biết đây là đêm nhạc đánh dấu lần đầu tiên Trịnh Nam Sơn - Bằng Kiều đứng chung trên sân khấu tại Việt Nam; cũng là lần đầu tiên Trịnh Sơn Nam song ca với Thanh Hà.
"Âm nhạc của Người tình 3có nhiều điểm đặc biệt, nổi bật là dàn nhạc jazz semi với sự kết hợp của bộ kèn jazz và các nhạc cụ cổ điển. Chất blues, bossanova sẽ làm các bản tình ca, bolero quen thuộc trở nên sang trọng hơn nhưng bản sắc của mỗi ca khúc vẫn được giữ nguyên", ông Nguyễn Thuỳ Dương cho biết.
Nếu Trịnh Nam Sơn khắc sâu hình ảnh quý ông hát tình ca với chất giọng ấm áp, lắng đọng và phong cách trình diễn lịch lãm thì Thanh Hà lại có chất giọng đầy nội lực, da diết, sâu lắng tạo nên những cung bậc cảm xúc đa dạng.
Ca sĩ Bằng Kiều, Lệ Quyên, Mạnh Quỳnh.
Bằng Kiều - gương mặt quen thuộc trong chuỗi concert Người tình luôn được yêu quý với chất giọng nam cao đặc biệt với rất nhiều bản hit. Bên cạnh những ca khúc làm nên tên tuổi mình, Bằng Kiều háo hức đưa chất liệu jazz vào các bản phối. Anh phấn khích khi lần đầu kết hợp với Trịnh Nam Sơn. Anh tâm đắc với concept này, dành nhiều thời gian cùng Giám đốc sản xuất Nguyễn Thùy Dương và Giám đốc âm nhạc Nguyễn Tuấn Nam lên kịch bản và biên tập cho chương trình.
Lệ Quyên - người mở đầu chuỗi đêm nhạcNgười tình 1 - cũng góp mặt trong chương trình. Sở hữu giọng ca đang tới độ chín của sự nghiệp với những nốt cao và quãng trầm tinh tế, nữ ca sĩ được ví như mảnh ghép kiêu sa, quyến rũ choNgười tình 3.
Trong khi đó, Minh Tuyết biểu trưng cho ngọn lửa rực cháy, nồng nàn và khó cưỡng với những bản song ca cùng Bằng Kiều nhưng cũng rất mượt mà, sâu lắng khi solo. Mạnh Quỳnh được ví như mảng màu nhẹ nhàng, mát lành với chất giọng trữ tình, lãng mạn khi thể hiện những giai điệu ngọt ngào, gần gũi và ấm áp.
Với phong cách quý phái, sang trọng và tài tung hứng duyên dáng, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên được nhà sản xuất tin rằng sẽ trở thành người giữ lửa kết nối mạch cảm xúc từ sân khấu đến khán giả. MC Kỳ Duyên và ca sĩ Thanh Hà cùng nhạc sĩ - ca sĩ Trịnh Nam Sơn đều sinh sống và hoạt động nghệ thuật tại hải ngoại nhiều năm nhưng đây là lần hiếm hoi họ cùng hội ngộ trên sân khấu tại Hà Nội.
'Đêm lao xao' - Bằng Kiều:
Màn kết hợp có '1-0-2' của Tùng Dương, Mỹ Linh, Bằng KiềuBản mashup 'Chị tôi' (Trọng Đài), 'Chị tôi' (Trần Tiến) và 'Mẹ tôi' (Trần Tiến) lần đầu gắn kết ba giọng hát Mỹ Linh - Tùng Dương - Bằng Kiều trên sân khấu 'Hà Nội phố' diễn ra tối 15/7 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô.">
Lần hiếm hoi Thanh Hà, MC Kỳ Duyên hội ngộ Trịnh Nam Sơn ở Hà Nội
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSM Makassar, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục gieo sầu
Bonnie Aarons trong tạo hình nhân vật Valak. Nhờ sự thành công và ấn tượng của nhân vật ma sơ trong The Conjuring 2, bộ phimThe Nun được sản xuất và phát hành vào năm 2018 được xem là tiền truyện, kể về nguồn gốc của nhân vật này. The Nunlấy bối cảnh một tu viện thuộc Romania năm 1952.
Sau vụ tự sát của một sơ trẻ, tòa thánh Vatican cử sơ Irene và thầy tu Burke đến điều tra với sự giúp đỡ của Frenchie. Dù đã đánh bại Valak - thủ phạm đứng sau những cái chết bí ẩn kia, Frenchie lại bị linh hồn ác quỷ xâm chiếm về sau được cặp vợ chồng ngoại cảm Warren giúp đỡ.
Diễn viên Bonnie Aarons TrongThe Nun II (Ác quỷ ma sơ 2),nhân vật này sẽ trở lại trong vai trò phản diện chính của phim với bối cảnh một tu viện tại Pháp vào những năm 1950 của thế kỷ trước, tiếp tục reo rắc nỗi sợ ám ảnh cho các nhân vật trong phim.
Bonnie Aarons tiếp tục vào vai diễn Valak biểu tượng trong sự nghiệp của mình. Dù Valak hầu như không có bất cứ lời thoại nào, biểu cảm ghê rợn mà nữ diễn viên Bonnie Aarons thể hiện dưới lớp hóa trang khiến nhân vật này trở nên ấn tượng và cũng vô cùng ám ảnh.
Vì giấu mặt sau lớp hóa trang đáng sợ nên ngoài đời nhiều người không nhận ra Bonnie Aarons chính là người mang đến thành công cho Valak. Dù đóng khá nhiều phim nhưng cô chỉ thực sự được biết đến nhờ nhân vật ác quỷ này. Vai ác quỷ ma sơ của Bonnie Aarons giống như biểu tượng của phim kinh dị.
Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn, Bonnie Aarons nói cô rất vui vì cuối cùng một phụ nữ cũng có thể thành công với dạng vai mà hầu như luôn bị thống trị bởi nam giới ở dòng phim này.
Nhân dịp Ác quỷ ma sơ 2ra rạp Việt từ 8/9, CJ CGV Việt Nam dành tặng độc giả VietNamNet 1 số phần quà từ phim gồm: sổ, túi và dây đeo thẻ.
Email gửi về địa chỉ về địa chỉ: [email protected] với tiêu đề "The Nun II" kèm tên, địa chỉ, số điện thoại và món quà muốn nhận. Hạn chót nhận thư là hết ngày 14/9. BBT sẽ gửi thư thông báo cho độc giả nhận quà.
Ác quỷ ám ảnh nhất trở lại màn ảnh, bị dán nhãn 18+ khi ra rạp ViệtPhim kinh dị 'Ác quỷ ma sơ 2' đưa biểu tượng kinh dị Valak trở lại màn ảnh sau 5 năm. Phim chính thức ra rạp Việt từ 8/9.">
Gương mặt thật của diễn viên đóng vai ác quỷ ma sơ ám ảnh triệu khán giả
Năm 2021, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; năm đầu tiên thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong đó phát triển giáo dục nghề nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đột phá chiến lược về nguồn nhân lực.
Với tinh thần sáng tạo, đổi mới và linh hoạt, tập thể cán bộ quản lý, nhà giáo, học viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã nỗ lực bằng các giải pháp thiết thực để đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các hoạt động.
Thứ nhất là việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện thể chế, xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án tạo động lực mới để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong quá trình xây dựng thế chế, chính sách, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, ngay từ đầu năm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã kết hợp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng, ban hành bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, đã mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới tham gia tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Bên cạnh đó, các lớp tập huấn về nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được Tổng cục duy trì tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhân ngày 20/11.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng toàn hệ thống đã xây Chiến lược mới, những chương trình, đề án mới trình Bộ, trình Chính phủ với mục tiêu tạo nền tảng, động lực, nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, việc thu hút các nguồn lực đầu tư, học hỏi kinh nghiệp quốc tế là một kênh được chú trọng. Trong năm 2021, với trên 100 chương trình hội thảo, hội nghị quốc tế được tổ chức đã thu hút được nhiều dự án, tăng thêm nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp từ các nước phát triển như Hàn Quốc, Australia, Cộng hòa LB Đức,... các tổ chức quốc tế ILO, IOM, WB, GIZ,...
Với nền tảng mới, nguồn lực mới là những yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp thực hiện sứ mạng góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có kỹ năng nghề cao cho tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm và phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn. Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực vào năm 2030 và bắt kịp trình độ các nước tiên tiến vào năm 2045.
Thứ hai, linh hoạt, sáng tạo, thích ứng trong tuyển sinh, đào tạo duy trì chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng nghề cho phục hồi và phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, với mục tiêu duy trì chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã trình Bộ LĐ-TB&XH và ban hành các văn bản hướng dẫn hệ thống giáo dục nghề nghiệp linh hoạt, sáng tạo, thích ứng, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị; cho phép các trường điều chỉnh kế hoạch đào tạo, tổ chức thi kiểm tra đánh giá bằng trực tuyến đối với những môn học, những nội dung phù hợp. Duy trì gắn kết với doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đồng thời, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng chuẩn mực quốc tế; đào tạo nhân lực cho các ngành nghề mới, kỹ năng mới, ngành nghề 4.0.
Với vai trò là cơ sở đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động triển khai các biện pháp duy trì hoạt động. Ứng dụng công nghệ thông tin được các nhà trường áp dụng hiệu quả vào các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, đánh giá kết quả bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, và trực tuyến thông qua các nên tảng công nghệ như: Zoom, Google Meet, Facebook, Zalo, Tiktok,...
Hoạt động dạy và học được duy trì thông qua việc chuyển đổi thích ứng với mô hình trường học an toàn, trường học “3 tại chỗ” được một số trường áp dụng hiệu quả, đảm bảo để người học có thể hoàn thành chương trình học tập, tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động.
Đào tạo thông qua thực tế, thực hành sản xuất sản phẩm đã thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực tham gia phòng chống dịch Covid-19. Bằng năng lực, kiến thức các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khối ngành y dược đã cử hàng ngàn thầy trò tham gia lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch từ khâu xét nghiệm đến điều trị bệnh nhân. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia làm khu cách ly, chế tạo, sản xuất các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng y tế như: sản xuất buồng khử khuẩn, buống lấy mẫu xét nghiệm an toàn, máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn,...
Các hoạt động cộng đồng, quyên góp quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, ủng hộ người bị cách ly, người gặp khó khăn do dịch bệnh đã được hệ thống giáo dục nghề nghiệp chung tay.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý Nhà nước và dạy học nghề.
Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã chỉ đạo và triển khai các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý, đặc biệt là đảm bảo kết nối hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tập trung chỉ đạo xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đồng thời, Tổng cục đã ban hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; xây dựng và đưa vào hoạt động 18 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 liên thông với trục liên thông quốc gia; vận hành phần mềm kết nối chia sẻ dữ liệu giáo dục nghề nghiệp và các phần mềm ứng dụng dạy học đối với môn học chung.
Hai thí sinh Nguyễn Văn Tấn và Đinh Tú Ngọc, sinh viên Trường CĐ Cơ điện Hà Nội giành Huy chương Vàng nghề Cơ điện tử online Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong công tác chỉ đạo điều hành, nhằm đảm bảo kết nối thông suốt, nắm bắt thông tin sát thực tiễn từ cơ sở để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, trong năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai trên 550 hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế thông qua hình thức trực tuyến,...
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số bằng sự chủ động đầu tư, nâng cấp, xây dựng các phần mềm quản lý, quản trị nhà trường, xây dựng nền tảng trực tuyến riêng phục vụ cho hoạt động dạy học, xây dựng kho tài nguyên mở dùng chung, các nhà giáo đã sáng tạo xây dựng các học liệu số đưa vào bài giảng để nâng cao chất lượng dạy và học,...
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện từng bước chuyển đổi số, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã tạo ra sự kết nối, gắn kết, duy trì mọi hoạt động, thể hiện cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid-19.
Thứ tư, tổ chức thành công, an toàn các hoạt động chuyên môn và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Cụ thể, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp chủ động tham mưu với Bộ LĐ-TB&XH triển khai đồng bộ, thành công và an toàn bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến các hoạt động chuyên môn sâu như: Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2021, Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021, Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp toàn quốc, Hoạt động xây dựng văn hoá ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và biểu dương mô hình văn hoá ứng xử tiêu biểu năm 2021,...
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động. Hàng ngàn nhà giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc; nhiều cán bộ, giáo viên đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những chuyên gia kỹ thuật, công nghệ đầu đàn, những công nhân lành nghề bậc cao; nhiều sinh viên đã đạt giải cao trong các kỳ thi kỹ năng nghề khu vực và thế giới; hàng triệu lao động qua đào tạo nghề đã và đang làm việc trong các doanh nghiệp; trên các công trường, đồng ruộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuyển sinh hệ thống giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng hơn 21% so với giai đoạn 2011-2015; tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay đạt trên 85%, một số ngành nghề đạt 100%, với mức thu nhập bình quân tăng cao. Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao.
Năm 2021, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với những thành tích xuất sắc.
Thứ năm, Chủ tịch nước gửi thư kêu gọi đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Năm 2021, nhân dịp kỷ niệm ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi Thư kêu gọi đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động, vì một Việt Nam chiến thắng dịch bệnh và phát triển thịnh vượng.
Trong thư, Chủ tịch nước khẳng định “Lực lượng lao động có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao là nguồn tài nguyên vô giá, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia”. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội, Chính phủ, ngành LĐ-TB&XH cùng các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan ưu tiên nguồn lực, cơ chế chính sách và hành động quyết liệt để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, phổ cập nghề cho thanh niên. Cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động tiếp tục tham gia tích cực vào sự nghiệp hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, đặc biệt là đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...
Để lan tỏa thông điệp từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước đối với công tác phát triển kỹ năng lao động, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các Bộ, ngành, địa phương đã cụ thể hoá nội dung thư kêu gọi của Chủ tịch nước trong các hoạt động chỉ đạo điều hành, chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền xây dựng kế hoạch thực hiện lời kêu gọi nhằm ưu tiên nguồn lực, xây dựng cơ chế, chính sách và hành động quyết liệt để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, phổ cập nghề cho thanh niên.
Hải Nguyên
Thủ tướng phê duyệt chương trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.”
">5 điểm nhấn của giáo dục nghề nghiệp năm 2021
-Sáng 29/3, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã diễn ra lễ công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo khoa và khai trương văn phòng bộ môn Ngoại thuộc khoa Y Dược, ĐHQG Hà Nội.
Văn phòng bộ môn Ngoại là đơn vị phối thuộc giữa khoa Y Dược và Bệnh viện Hữu nghị việt Đức, có trụ sở đặt tại Bệnh viên Hữu nghị Việt Đức.
Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm lại GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giữ chức Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dược, kiêm Chủ nhiệm bộ môn Ngoại, Khoa Y Dược.
Tại buổi lễ, GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ, hiện nay, có tổng số 13 trường đại học với gần 4.000 lượt sinh viên mỗi năm đến thực tập, thực hành tại Bệnh viên Hữu nghị Việt Đức.
Khoa Y Dược được thành lập năm 2010, trên cơ sở kế thừa truyền thống và tiếp nối lịch sử phát triển của Đại học Đông Dương – tiền thân của ĐHQGHN, trong đó có Trường Cao đẳng Y khoa (Ecole supérieure de Médecine - 1906).
Việc thành lập khoa Y Dược cũng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ĐHQG Hà Nội là thành trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo xu thế hội nhập quốc tế của đất nước.
Hiện nay, Khoa Y Dược có 2 Phó chủ nhiệm khoa kiêm nhiệm là lãnh đạo cao nhất của Bệnh viện tuyến trung ương, đó là Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức GS.TS Trần Bình Giang và Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai GS.TS Nguyễn Quốc Anh.
Nguyễn Thảo
">Bệnh viện Việt Đức, ĐHQG Hà Nội